• HCM: 0903 998 247 - HN: 0988 065 836
  • info@savitel.com.vn
Savitel

Lĩnh vực ứng dụng Công nghệ Họp trực tuyến

Giới thiệu về công nghệ họp trực tuyến

Công nghệ họp trực tuyến hay còn gọi hội nghị truyền hình trực tuyến là việc truyền tải âm thanh, hình ảnh, dữ liệu giữa 2 hay nhiều điểm kết nối với nhau nhờ các thiết bị hội nghị truyền hình thông qua đường truyền mạng Internet để nhận và xử lý dữ liệu đến các phòng họp. Hay nói cách khác, là việc truyền tải âm thanh, hình ảnh từ Phòng họp A đến phòng họp B ở hai nơi cách xa nhau ( kết nối điểm – điểm) hoặc từ Phòng họp A có thể kết nối tới 2 phòng họp khác ở hai nơi khác nhau ( kết nối đa điểm) , nhưng vẫn có thể trò truyện, tiếp xúc như đang họp cùng 1 phòng họp.

Công nghệ họp trực tuyến

Công nghệ họp trực tuyến

Xem thêm: Tổng quan về họp trực tuyến

Công nghệ họp trực tuyến phần cứng chuyên dụng đều dùng các chuẩn quốc tế đã được phê chuẩn và thông qua. Các chuẩn cơ bản như sau:

  • Chuẩn mã hóa: Giao thức H.264 (có một số phiên bản), hiện tại  chuẩn H.265 đã được thông qua nhưng chưa có đơn vị nào đưa vào chính thức sử dụng
  • Chuẩn giao tiếp: Giao thức H.323 chuẩn để các thiết bị hội nghị truyền hình kết nối với nhau một cách dễ dàng ( hội nghị truyền hình trực tuyến phần mềm rất khó để kết nối nhau)
  • Chuẩn trình chiếu nội dung: Giao thức H.239 dùng trình chiếu nội dung lên màn hình trong các trường hợp cần thuyết trình, đào tạo…
  • Chuẩn âm thanh: G.711A, G.711U, G.722, G.722.1 (Siren 7), iLBC, Speex Wide… và một số chuẩn khác

Ưu điểm và nhược điểm công nghệ họp trực tuyến đối với doanh nghiệp

Ưu điểm:

  • Nhờ có công nghệ họp trực tuyến mà các hoạt động của doanh nghiệp được tăng lên một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí và tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp.
  • Công nghệ họp trực tuyến giúp đảm bảo được nội dung liên lạc được bảo mật an toàn, chất lượng âm thanh, hình ảnh rõ nét. Với những tính năng bảo mật an toàn, ổn định và lưu trữ được toàn bộ nội dung cuộc họp.
  • Nhờ có các công nghệ họp trực tuyến người dùng dễ dàng chia sẻ dữ liệu, các bài thuyết trình giữa các điểm cầu cùng một thời điểm.
  • Giúp doanh nghiệp tiếp nhận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
  • Công nghệ họp trực tuyến giúp doanh nghiệp tổ chức nhanh chóng các cuộc họp đúng thời gian.
  • Giúp doanh nghiệp phản hồi thông tin tới đối tác, khách hàng chính xác và nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư công nghệ họp trực tuyến khá cao.
  • Do là những thiết bị hiện đại, cần phải được đào tạo trước khi sử dụng.

Lĩnh vực nào ứng dụng công nghệ họp trực tuyến

  • Lĩnh vực kinh doanh: họp chiến lược kinh doanh của mỗi công ty, trainning nhân viên từ xa, hướng dẫn chỉ đạo công tác,…
  • Lĩnh vực chính trị: họp chỉ đạo, họp chính trị,..
  • Lĩnh vực giáo dục: tổ chức đào tạo nội bộ, nâng cao hiệu quả đào tạo trực tuyến từ xa…
  • Lĩnh vực y tế: với những hoạt động nhằm giúp trao đổi kinh nghiệm, hội thảo với các bác sĩ nước ngoài, giúp hội chuẩn, chỉ đạo phẫu thuật, thực hiện hoạt động chăm sóc y tế từ xa…
  • Lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh: đào tạo những khóa học diễn viên ngắn hạn, hoặc đào tạo đạo diễn theo quốc tế,…
  • Lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực điện ảnh,…

Công nghệ họp trực tuyến gồm những loại nào?

Hệ thống phần cứng chuyên dụng: AVer, Polycom, cisco,…

Hệ thống phần mềm: MCU, Skype for business, google Hangout,..

Các chức năng cơ bản của 1 thiết bị hội nghị truyền hình trực tuyến (công nghệ họp trực tuyến)

Mô hình kết nối:

  • Thiết bị điều khiển đa điểm (MCU): thiết bị có chức năng điều khiển toàn bộ hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, thiết bị MCU nhận toàn bộ tín hiệu từ các thiết bị đầu cuối (điểm cầu) và đóng gói gửi lại các điểm cầu theo một yêu cầu nào đó. Thiết bị điều khiển đa điểm có thể là phần cứng chuyên dụng hoặc máy tính được cài phần mềm chuyên dụng.
  • Thiết bị đầu cuối chuyên dụng (endpoint): là thiết bị có chức năng nén và giải nén (codec-decodec) video và gửi/nhận đối với thiết bị MCU. Thiết bị đầu cuối được kết nối với thiết bị hiển thị, thiết bị âm thanh, thiết bị camera, kết nối với MCU qua đường truyền IP. Thiết bị đầu cuối có thể là phần cứng chuyên dụng hoặc PC, laptop, tablet được cài phần mềm chuyên dụng.
  • Đường truyền: là phần đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống đường truyền, bởi đường truyền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các cuộc họp hội nghị truyền hình trực tuyến. Chức năng của đường truyền là truyền tải dữ liệu giữa thiết bị đầu cuối và MCU.

Các thiết bị cần cho thiết bị hội nghị truyền hình trực tuyến

  • Video đầu vào: video camera hoặc webcam;
  • Video đầu ra: màn hình máy tính, truyền hình hoặc máy chiếu;
  • Âm thanh đầu vào: micro, CD/DVD, cassette player, hoặc bất kỳ nguồn nào của ổ cắm âm thanh preamp;
  • Âm thanh đầu ra: loa phóng thanh đi kèm với các thiết bị hiển thị hoặc điện thoại;
  • Truyền dữ liệu: số điện thoại mạng hoặc tương tự, LAN hoặc Internet.

Thiết bị cơ bản cần có bao gồm

  • Camera:  Thu tín hiệu hình ảnh.
  • Micro: Thu tín hiệu âm thanh.
  • DECODE: Xử lý mã hóa nhận, truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh và truyền qua  đường truyền.
  • Màn hình hiển thị: Hiển thị hình ảnh, nội dung cuộc họp của các phòng họp từ xa.
  • Loa: Phát tín hiệu âm thanh của các phòng họp từ xa, có thể tích hợp loa trên thiết bị màn hình cho tiện lợi.
  • MCU: Là thiết bị quản lý và xử lý đa điểm, được sử dụng khi khách hàng có nhu cầu kết nối nhiều điểm trong 1 cuộc họp đồng thời với nhau, hỗ trợ nhiều tính năng cao cấp cho các cuộc họp trực tuyến. Cho phép khởi tạo, kết thúc cuộc họp, tùy chỉnh layout hiển thị, đặt lịch cuộc họp, giám sát, quản lý chất lượng cuộc họp….
  • Lưu Trữ: Ghi lại nội dung cuộc họp.
  • Show Present:  Phần mềm giúp trình chiếu tài liệu tại một máy tính lên hình ảnh của hội nghị.

Xem thêm: Lắp đặt phòng họp trực tuyến tổng công ty Khánh Việt (Khatoco)

zalo-icon
linkedin-icon
facebook-icon