Hướng dẫn cách cài đặt Zoom hiệu quả

Cài đặt Zoom là bước đầu quan trọng giúp bạn dễ dàng tham gia các cuộc họp trực tuyến, học tập và làm việc từ xa. Với sự linh hoạt trên nhiều thiết bị và hệ điều hành, Zoom đã trở thành công cụ đắc lực trong công việc và học tập từ xa. Hãy cùng SAVITEL khám phá các bước cài đặt nền tảng hợp trực tuyến tiện lợi này trong bài viết dưới đây.
Lợi ích của khi cài đặt Zoom
Người dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích khi cài đặt Zoom
Cài đặt Zoom mang lại nhiều lợi ích nổi bật, giúp người dùng dễ dàng kết nối và làm việc từ xa. Một số lợi ích tiêu biểu có thể kể đến như:
- Đa nền tảng và tương thích với nhiều thiết bị: Zoom tương thích với hầu hết các hệ điều hành như Windows, macOS và các thiết bị di động sử dụng Android hay iOS. Người dùng có thể tham gia cuộc họp trên nhiều nền tảng khác nhau, từ máy tính để bàn, máy tính bảng đến điện thoại thông minh, giúp linh hoạt trong công việc và học tập.
- Dễ sử dụng và thiết lập nhanh chóng: Cài đặt Zoom cũng khá đơn giản, người dùng chỉ cần tải ứng dụng từ trang web hoặc các cửa hàng ứng dụng. Với giao diện thân thiện, các chức năng của Zoom được thiết kế để người dùng có thể sử dụng ngay lập tức mà không cần phải có kiến thức kỹ thuật phức tạp.
- Tính năng đa dạng cho các cuộc họp trực tuyến: Zoom hỗ trợ nhiều tính năng hội nghị như chia sẻ màn hình, tạo phòng họp nhóm, ghi âm cuộc họp hay lên lịch họp. Các tính năng này giúp tối ưu hóa trải nghiệm cho cả người tổ chức và người tham gia, từ những cuộc họp cá nhân nhỏ đến hội nghị quy mô lớn.
- Miễn phí cho các cuộc họp ngắn: Zoom cung cấp phiên bản miễn phí cho phép tổ chức các cuộc họp với tối đa 100 người trong vòng 40 phút, phù hợp cho các cuộc trao đổi nhanh.
- Bảo mật và mã hóa: Đặc biệt, nền tảng họp trực tuyến Zoom liên tục cải thiện các tính năng bảo mật sau khi nhận được nhiều phản hồi trong thời gian đầu. Hiện tại, ứng dụng cung cấp các tính năng bảo mật như mã hóa đầu cuối, mật khẩu cho phòng họp và chờ phê duyệt trước khi tham gia, giúp đảm bảo an toàn thông tin cho các cuộc họp trực tuyến.
Hướng dẫn cài đặt Zoom trên máy tính
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn dễ dàng cài đặt và đăng ký tài khoản Zoom.
1. Tải và cài đặt Zoom
Bước 1: Truy cập trang web chính thức của Zoom tại zoom.us/download và chọn Zoom Client for Meetings.
Bước 2: Nhấn vào nút Download để tải ứng dụng về máy tính.
Bước 3: Sau khi tải xuống, mở file cài đặt và làm theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt ứng dụng Zoom.
2. Đăng ký tài khoản Zoom
Bước 1: Sau khi cài đặt hoàn tất, mở ứng dụng Zoom và chọn Sign Up Free để bắt đầu đăng ký tài khoản.
Bước 2: Điền ngày tháng năm sinh của bạn và nhấn Continue.
Bước 3: Nhập địa chỉ email của bạn và nhấn Sign Up.
Bước 4: Truy cập email để kích hoạt tài khoản, sau đó nhấp vào Activate Account.
Bước 5: Nhập thông tin cá nhân, tạo mật khẩu và nhấn Continue.
Bước 6: Bạn có thể mời thêm bạn bè hoặc đồng nghiệp vào cuộc họp bằng cách nhập email của họ, hoặc bỏ qua bước này.
3. Bắt đầu sử dụng Zoom
Bước 1: Sau khi hoàn thành việc đăng ký, bạn có thể chọn Start Meeting Now để bắt đầu cuộc họp đầu tiên.
Bước 2: Để tham gia các cuộc họp khác, bạn chỉ cần nhập mã ID cuộc họp hoặc nhấn vào đường link được gửi từ người tổ chức.
Hướng dẫn cài đặt Zoom trên điện thoại
Zoom là một trong những ứng dụng họp trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Dù là iPhone hay Android thì việc cài đặt cũng khá dễ dàng.
Cài đặt Zoom trên iPhone
Truy cập App Store: Mở App Store trên iPhone của bạn, sau đó gõ từ khóa "Zoom" vào ô tìm kiếm và chọn ứng dụng Zoom Cloud Meetings.
Tải ứng dụng: Nhấn vào nút Nhận để tải ứng dụng về máy. Hệ thống có thể yêu cầu bạn nhập mật khẩu Apple ID hoặc sử dụng Face ID để xác nhận.
Mở ứng dụng: Sau khi quá trình tải xuống hoàn tất, nhấn Mở để khởi động ứng dụng Zoom. Bạn có thể bắt đầu đăng ký tài khoản mới hoặc đăng nhập bằng tài khoản hiện có.
Cài đặt Zoom trên Android
Truy cập Google Play Store: Trên các thiết bị Android như Samsung, Xiaomi, OPPO, mở Google Play Store và tìm kiếm "Zoom".
Cài đặt ứng dụng: Nhấn vào nút Cài đặt để tải ứng dụng về điện thoại của bạn. Quá trình tải xuống có thể mất vài phút, tùy thuộc vào kết nối mạng của bạn.
Mở ứng dụng: Sau khi cài đặt hoàn tất, nhấn vào biểu tượng Mở để khởi động Zoom. Tương tự như iPhone, bạn có thể bắt đầu đăng nhập hoặc tạo tài khoản mới.
Tùy chỉnh Zoom để sử dụng hiệu quả hơn
Để sử dụng Zoom trơn tru nhất, hãy tham khảo một số mẹo tùy chỉnh dưới đây:
1. Kiểm tra video trước cuộc họp
Kiểm tra video trước khi cuộc họp để đảm bảo hình ảnh chuyên nghiệp nhất
Bạn có thể "soi gương" chỉnh sửa hình ảnh trước khi xuất hiện trước người khác bằng cách:
Đối với Windows 10, bạn có thể gõ từ khóa “Camera” vào thanh tìm kiếm cạnh menu Start để mở camera của máy tính và kiểm tra ngoại hình.
Trên MacOS hoặc các hệ điều hành khác, vào Zoom > Settings > Video để xem trước hình ảnh. Bạn có thể chọn tùy chọn Enable HD để nâng cao chất lượng video nếu máy và mạng hỗ trợ.
2. Tùy chỉnh âm thanh cho cuộc họp rõ ràng hơn
Vào Settings > Audio để điều chỉnh mức âm thanh cho phù hợp.
Nếu bạn đang trong cuộc gọi, có thể chọn thiết bị âm thanh khác bằng cách nhấn vào mũi tên bên cạnh nút Mute và chọn thiết bị kết nối.
3. Dễ dàng bật/tắt chế độ Mute
Trong các cuộc họp đông người, việc giữ im lặng khi không phát biểu là rất quan trọng để tránh gây nhiễu. Một mẹo nhanh là nhấn và giữ phím Space để tạm thời bật micro khi cần nói, sau đó thả phím để tắt lại. Bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím Alt + A để bật/tắt chế độ Mute dễ dàng.
4. Chế độ hiển thị nhiều người cùng lúc
Tùy chỉnh tùy chọn hiện thị nhiều người tham gia cùng lúc trong màn hình Zoom
Zoom mặc định chỉ hiển thị người đang nói, nhưng bạn có thể kích hoạt chế độ Gallery View để xem tất cả mọi người trong cuộc họp:
Chọn Gallery View ở góc trên bên phải để nhìn thấy đến 49 người trên mỗi trang.
Để thiết lập mặc định cho cuộc họp, vào Settings > Meetings và bật tùy chọn Display up to 49 participants per screen in Gallery View.
5. Chia sẻ video
Nếu bạn cần chia sẻ video trong cuộc họp, Zoom có hỗ trợ chế độ chia sẻ màn hình. Tuy nhiên, để đảm bảo video được phát mượt mà, hãy nhấn nút Share Screen, sau đó chọn Share computer sound ở góc dưới bên trái trước khi phát video.
6. Ghi lại cuộc họp
Tùy chỉnh tính năng ghi lại cuộc họp
Trước khi bắt đầu cuộc họp, vào Settings > Recording và bật tùy chọn Optimize for 3rd party video editor để chỉnh sửa video dễ dàng hơn sau khi ghi.
Trong cuộc họp, chọn Record, sau đó bạn có thể lưu video trực tiếp lên máy tính hoặc lưu vào đám mây tùy thuộc vào nhu cầu và cấu hình của máy.
7. Tính năng hỗ trợ từ xa
Zoom cung cấp tính năng điều khiển từ xa rất hữu ích khi bạn cần hỗ trợ kỹ thuật. Bạn có thể bật tính năng này trong Settings > General và chọn Enable the remote control of all applications. Người hỗ trợ sẽ có thể yêu cầu quyền điều khiển thiết bị và giúp bạn khắc phục sự cố.
>>> Có thể bạn quan tâm: Giải pháp và thiết bị hội nghị truyền hình uy tín
Khắc phục sự cố khi cài đặt và sử dụng Zoom
Người dùng trong lúc dùng Zoom đôi khi gặp phải một số vấn đề khi cài đặt và sử dụng ứng dụng này. Dưới đây là các cách khắc phục những sự cố thường gặp:
1. Lỗi không mở được Zoom
Cách khắc phục tính trạng không mở được Zoom
Lỗi này thường xảy ra do xung đột phần mềm hoặc cài đặt chưa đúng. Để khắc phục:
Kiểm tra tính tương thích của hệ điều hành: Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng phiên bản hệ điều hành được Zoom hỗ trợ. Zoom hoạt động tốt trên các hệ điều hành như Windows, macOS, Linux và iOS. Nếu bạn đang dùng phiên bản cũ của Windows hoặc macOS, hãy nâng cấp lên phiên bản mới nhất.
Kiểm tra và cập nhật Zoom: Bạn nên cập nhật phiên bản mới của Zoom thường xuyên. Nếu bạn gặp vấn đề khi mở ứng dụng, có thể gỡ cài đặt và cài lại phiên bản mới nhất từ trang chủ Zoom.
2. Lỗi kết nối mạng
Kiểm tra kết nối Internet: Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng mạng có đường truyền ổn định. Nếu đang dùng Wi-Fi, hãy di chuyển gần bộ phát hoặc thử sử dụng mạng có dây (Ethernet) để cải thiện kết nối.
Tắt các ứng dụng tiêu tốn băng thông: Nếu có nhiều ứng dụng sử dụng Internet cùng lúc (như tải file, streaming), hãy tắt chúng để ưu tiên băng thông cho Zoom.
Thay đổi máy chủ DNS: Thử đổi sang các DNS phổ biến như Google Public DNS (8.8.8.8) hoặc Cloudflare (1.1.1.1) để tối ưu tốc độ kết nối mạng.
3. Lỗi mất âm thanh
Cách xử lý lỗi âm thành khi dùng Zoom
Kiểm tra thiết lập âm thanh trong Zoom: Vào Settings > Audio để kiểm tra thiết bị đầu ra (loa) và đầu vào (micro). Chắc chắn rằng Zoom đã nhận đúng thiết bị đang sử dụng. Nếu không, hãy chọn thiết bị khác từ danh sách.
Kiểm tra thiết bị kết nối: Chỉnh lại xem tai nghe hoặc loa ngoài đã được kết nối đúng cách và không bị tắt tiếng hay chưa. Nếu bạn sử dụng thiết bị Bluetooth, hãy kiểm tra pin hoặc thử kết nối lại.
Cập nhật driver âm thanh: Đôi khi, lỗi âm thanh xuất phát từ việc driver của thiết bị không được cập nhật. Hãy kiểm tra và cập nhật driver âm thanh của máy tính.
4. Lỗi video không hiển thị trong cuộc họp
Kiểm tra kết nối của camera: Đảm bảo camera đã được kết nối đúng cách với máy tính và không bị che. Nếu bạn dùng camera ngoài, hãy kiểm tra cổng kết nối.
Chọn đúng thiết bị camera: Vào Settings > Video để kiểm tra và chọn camera đang sử dụng. Nếu Zoom không nhận diện camera, bạn có thể tắt ứng dụng khác đang sử dụng camera như Skype, Teams hoặc trình duyệt, vì một số ứng dụng có thể "chiếm quyền" sử dụng camera.