Thế kỷ 21 công nghệ số tạo ra hình ảnh sắc nét phát triển rất mạnh mẽ. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì tạo nên sự khác biệt giữa một bức ảnh sắc nét và một bức ảnh mờ nhạt? Câu trả lời sự khác biệt chính là độ phân giải. Độ phân giải ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng hình ảnh. Bài viết này SAVITEL sẽ đưa đến cho bạn đọc thật chi tiết về khái niệm độ phân giải là gì, tầm quan trọng của nó trong việc tạo ra ảnh và video chất lượng cao nhé.

Độ phân giải là gì? Ý nghĩa của độ phân giải

Độ phân giải màn hình được định nghĩa là gì?

Độ phân giải là gì? Độ phân giải là khái niệm của lĩnh vực công nghệ hiển thị, được định nghĩa là tổng số điểm ảnh mà một màn hình có thể hiển thị. Đơn vị tính độ phân giải màn hình là gì? Đơn vị tính được quy ước là Pixel. Mỗi điểm ảnh là một đơn vị nhỏ nhất tạo nên hình ảnh trên màn hình. Các pixel được sắp xếp chiều ngang và chiều dọc quyết định mức độ chi tiết của hình ảnh hiển thị.

Độ phân giải được thể hiện dưới dạng hai số ví dụ như 1920x1080. Số đầu tiên cho biết số điểm ảnh theo chiều ngang (1920 pixel), trong khi số thứ hai cho biết số điểm ảnh theo chiều dọc (1080 pixel). Như vậy, một màn hình có độ phân giải Full HD 1920x1080 có tổng cộng 2.073.600 điểm ảnh để hiển thị hình ảnh với độ sắc nét và chi tiết cao.

Màn hình có độ phân giải cao hiển thị nhiều điểm ảnh hơn tạo ra hình ảnh sắc nét và rõ ràng hơn. Khi xem phim hoặc chơi game, độ phân giải màn hình cao mang lại trải nghiệm hình ảnh sống động và chân thực hơn. Các chi tiết nhỏ, màu sắc và chuyển động sẽ được thể hiện một cách mượt mà giúp bạn đắm chìm trong nội dung chân thực nhất. Ví dụ, màn hình 4K (3840x2160) có độ phân giải gấp bốn lần so với Full HD mang đến chi tiết hình ảnh tuyệt vời hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm: Độ tương phản là gì? Phân loại độ tương phản

Các độ phân giải được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Trong đồ hoạ độ phân giải đóng vai trò xác định chất lượng hình ảnh và video. Một số độ phân giải đã xuất hiện từ trước tới hiện nay bao gồm:

Các dạng độ phân giải thường gặp từ trước tới nay

QQVGA, QVGA, WQVGA (Độ phân giải thấp)

  • QQVGA (160 x 120 pixel): Đây là độ phân giải rất thấp được sử dụng trong các thiết bị di động cũ hoặc một số ứng dụng đơn giản.

  • QVGA (320 x 240 pixel): Một bước nâng cấp từ QQVGA và sử dụng trong camera và các thiết bị hiển thị nhỏ.

  • WQVGA (400 x 240 pixel): Được sử dụng trong một số điện thoại thông minh và máy tính bảng nhỏ.

VGA, WVGA, FWVGA (Độ phân giải trung bình)

  • VGA (640 x 480 pixel): Độ phân giải màn hình tiêu chuẩn cho nhiều màn hình CRT cũ và máy tính nhưng đã lỗi thời.

  • WVGA (800 x 480 pixel): Được sử dụng trong smartphone và máy tính bảng, chất lượng hình ảnh tốt có hơn VGA nhưng giờ cũng rất ít dùng.

  • FWVGA (854 x 480 pixel): Một phiên bản mở rộng của WVGA dùng cho các thiết bị giá rẻ.

SVGA, DVGA, qHD (Độ phân giải cao)

  • SVGA (800 x 600 pixel): Được sử dụng trong một số máy chiếu và màn hình cũ.

  • DVGA (960 x 640 pixel): Được sử dụng trong các smartphone thế hệ đầu tiên với màn hình Retina.

  • qHD (960 x 540 pixel): Độ phân giải này trong một số smartphone tầm trung.

XGA, HD, HD+, SD (Độ phân giải cao hơn)

  • XGA (1024 x 768 pixel): Sử dụng trong nhiều máy chiếu và màn hình CRT trong giáo dục và doanh nghiệp.

  • HD (1280 x 720 pixel): Độ phân giải chuẩn cho video HD được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị như TV và smartphone.

  • HD+ (1600 x 900 pixel): Một bước cải tiến từ HD thường thấy trong laptop và màn hình máy tính.

Độ phân giải HD cho hình ảnh rất ấn tượng

>>> Xem thêm: 720p là gì? Độ phân giải 720p có tính phổ biến ra sao?

WXGA, Full HD, Full HD+ (Độ phân giải cao nhất)

  • WXGA (1280 x 800 pixel): Thường được sử dụng trong máy tính xách tay và máy chiếu.

  • Full HD (1920 x 1080 pixel): Là tiêu chuẩn cho hầu hết các TV, màn hình máy tính và video trực tuyến.

  • Full HD+ (2220 x 1080 pixel): Được sử dụng trong một số smartphone mang lại tỷ lệ khung hình tốt hơn.

>>> Xem thêm: 1080p là gì? Độ phân giải này có điểm gì đặc biệt

QHD (2K), QHD+ (2K+), WQXGA (Độ phân giải siêu cao)

  • QHD (2K) (2560 x 1440 pixel): Sử dụng trong nhiều màn hình máy tính cao cấp và smartphone mang lại độ chi tiết vượt trội.

  • QHD+ (2K+) (2960 x 1440 pixel): Trang bị trên các smartphone flagship cung cấp hình ảnh cực kỳ sắc nét.

  • WQXGA (2560 x 1600 pixel): Được sử dụng trong laptop cao cấp và màn hình máy tính thế hệ mới.

Độ phân giải càng cao ảnh càng siêu nét đẹp

UHD (4K), Dual QHD, 5K, 8K

  • UHD (4K) (3840 x 2160 pixel): Được xem là tiêu chuẩn mới cho TV và nội dung video hiện tại, độ phân giải cung cấp hình ảnh vô cùng sắc nét và chi tiết.

  • Dual QHD (5120 x 1440 pixel): Được sử dụng trong màn hình siêu rộng mang lại trải nghiệm đa nhiệm tốt hơn.

  • 5K (5120 x 2880 pixel): Thường thấy trong các màn hình chuyên dụng cho thiết kế đồ họa cung cấp độ chi tiết cực kỳ cao.

  • 8K (7680 x 4320 pixel): Là độ phân giải cao nhất hiện nay mang lại trải nghiệm hình ảnh hoàn hảo cho các ứng dụng giải trí và chuyên nghiệp.

>>> Xem thêm: 4K là gì? Độ phân giải 4K có tính ứng dụng như thế nào?

Chất lượng hiển thị hình ảnh có liên quan như thế nào tới độ phân giải?

Chất lượng hiển thị hình ảnh là một yếu tố quyết định trong trải nghiệm người dùng. Độ phân giải màn hình ảnh hưởng đến cách mà hình ảnh, video và đồ họa được người xem cảm nhận. Độ phân giải màn hình là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng này. Cụ thể hơn thì các ảnh hưởng của độ phân giải tới chất lượng hình ảnh gồm có:

  • Điểm ảnh nhiều hơn, ảnh chi tiết hơn: Độ phân giải cao hơn đồng nghĩa với nhiều điểm ảnh hơn trên cùng một diện tích màn hình. Màn hình sẽ hiển thị các chi tiết nhỏ hơn tốt hơn, giúp hình ảnh trở nên sắc nét và rõ ràng hơn. 

  • Giảm thiểu hình ảnh bị nhoè màu khi hiển thị: Một màn hình có độ phân giải cao sẽ hiển thị màu sắc phong phú và chính xác, giảm thiểu hiện tượng nhòe màu và tăng cường độ tương phản.  

Hình ảnh sắc nét và không bị nhoè màu khi hiển thị

Ứng dụng của độ phân giải trên một số sản phẩm điện tử

Độ phân giải càng cao càng nâng cao trải nghiệm người dùng trên nhiều loại thiết bị điện tử, màn hình LED lên hơn. Dưới đây là một số ứng dụng của độ phân giải trên các sản phẩm điện tử:

Smartphone

Các smartphone hiện nay thường có độ phân giải màn hình từ HD (1280 x 720) đến QHD (2560 x 1440) hoặc thậm chí 4K (3840 x 2160). Độ phân giải cao giúp hiển thị hình ảnh sắc nét, màu sắc sống động đặc biệt khi xem video, chơi game hoặc duyệt web.

Điện thoại hiện nay có màn hình độ phân giải rất cao

Laptop

Laptop đang bán trên thị trường có độ phân giải từ HD (1366 x 768) đến 4K (3840 x 2160). Các dòng Lap có độ phân giải chi tiết rất phù hợp với nhà thiết kế đồ họa, lập trình viên và người dùng văn phòng.

Tivi

Các tivi hiện đại độ phân giải 4K hoặc thậm chí 8K cho hình ảnh sắc nét và sống động cho người xem. Độ phân giải cao giúp cải thiện trải nghiệm xem phim, chương trình truyền hình và thể thao. Kết hợp với độ phân giải cao, công nghệ HDR (High Dynamic Range) giúp cải thiện độ tương phản và màu sắc.

Tivi màn hình độ phân giải cao hiển thị video sắc nét

Màn chiếu

Màn chiếu có độ phân giải từ SVGA (800 x 600) đến Full HD (1920 x 1080) hoặc 4K (3840 x 2160). Độ phân giải càng cao giúp hình ảnh trình chiếu rõ nét hơn rất phù hợp cho các buổi thuyết trình và chiếu phim ngoài trời.

Tầm quan trọng của độ phân giải trong trải nghiệm màn hình quảng cáo

Độ phân giải ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của màn hình quảng cáo. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc truyền tải thông điệp một cách sinh động và hấp dẫn hơn. Vì thế nếu kinh doanh quảng cáo doanh nghiệp cần đầu tư kỹ về độ phân giải bởi:

Trong kinh doanh độ sắc nét của màn hình quảng cáo rất quan trọng

  • Độ phân giải cao hình ảnh video dễ thu hút người xem: Trong quảng cáo, hình ảnh rõ ràng và sống động sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng hiệu quả hơn so với hình ảnh mờ nhạt, có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
  • Độ phân giải ảnh hưởng tới ấn tượng của người xem: Chất lượng hình ảnh có ảnh hưởng lớn đến ấn tượng đầu tiên mà khách hàng có về thương hiệu. Một màn hình quảng cáo với độ phân giải cao tạo ra sự chuyên nghiệp và  nâng cao hình ảnh thương hiệu.

  • Hình ảnh đẹp giữ chân người xem quảng cáo lâu hơn: Màn hình quảng cáo có độ phân giải cao khi quảng cáo sử dụng video hoặc đồ họa động thì hình ảnh mượt mà và rõ ràng. Đó là cách giữ chân người xem lâu hơn, tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu.

  • Hình ảnh thu hút sẽ truyền tải thông tin quảng cáo nhanh hơn: Đối với các quảng cáo yêu cầu nhiều thông tin hoặc hình ảnh phức tạp, độ phân giải cao khi trình bày nội dung sẽ rõ ràng và dễ hiểu và người xem sẽ tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng.

  • Tiết kiệm chi phí nâng cấp trong tương lai: Đầu tư vào màn hình quảng cáo có độ phân giải cao giúp giảm thiểu chi phí thay thế hoặc nâng cấp trong tương lai. Màn hình chất lượng cao có thể kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu việc phải thay đổi công nghệ mới liên tục.

Độ phân giải là gì và các loại độ phân giải đã từng xuất hiện ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và video mà chúng ta trải nghiệm hàng ngày đã được SAVITEL giải thích. Khi công nghệ tiếp tục phát triển chắc chắn sẽ có thêm nhiều độ phân giải mới, mở ra những trải nghiệm hình ảnh ấn tượng hơn nữa trong tương lai.Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc chú trọng đến độ phân giải sẽ giúp các doanh nghiệp nổi bật và thu hút khách hàng một cách hiệu quả hơn.