Zoom luôn được đánh giá cao khi là một nền tảng họp trực tuyến phổ biến, mang đến nhiều tính năng cần thiết như chia sẻ màn hình, cho phép người dùng dễ dàng trình bày nội dung, tài liệu khi làm việc. Nhưng nếu bạn chưa biết cách chia sẻ màn hình trên Zoom thì cũng đừng lo! Bài viết này của SAVITEL sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước, giúp bạn tận dụng tối đa những lợi ích mà Zoom mang lại.

Lợi ích khi chia sẻ màn hình trên Zoom

Tính năng chia sẻ màn hình trên Zoom mang lại nhiều lợi ích trong quá trình làm việc

  • Cải thiện giao tiếp trực quan: Tất cả thành viên có thể cùng nhìn một nội dung, tránh gây hiểu lầm và giúp truyền đạt ý tưởng phức tạp một cách dễ dàng hơn.

  • Giảm gián đoạn trong cuộc họp: Mọi tài liệu và dữ liệu cần thiết được hiển thị trực tiếp, giúp cuộc họp mạch lạc, tránh phải gửi tài liệu riêng lẻ sau đó.

  • Nâng cao khả năng làm việc nhóm: Thảo luận và phân tích trong thời gian thực, thúc đẩy sự hợp tác từ xa hiệu quả hơn.

  • Hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn từ xa: Giúp hướng dẫn, đào tạo dễ dàng mà không cần có mặt trực tiếp, tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng học tập.

Yêu cầu cần có cho tính năng chia sẻ video trên Zoom

Đối với Zoom trên máy tính

  • Windows: hệ điều hành 5.0.0 trở lên

  • macOS: hệ điều hành 5.0.0 trở lên

  • Linux: hệ điều hành 5.0.0 trở lên

Đối với Zoom trên điện thoại

  • Android: hệ điều hành 5.0.0 trở lên

  • iOS: hệ điều hành 5.0.0 trở lên

Hướng dẫn cách share màn hình trên Zoom bằng máy tính

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách share screen trên Zoom: 

Bước 1: Mở tính năng chia sẻ màn hình

Khi đang trong Zoom, bạn sẽ thấy một biểu tượng màu xanh lá cây có nhãn "Share Screen" (Chia sẻ màn hình). Nhấn vào biểu tượng này để bắt đầu chia sẻ.

Bước 2: Chọn màn hình muốn chia sẻ

Một cửa sổ sẽ hiện ra cho phép bạn chọn màn hình hoặc ứng dụng cụ thể mà bạn muốn chia sẻ, có thể là toàn bộ màn hình desktop hoặc chỉ một cửa sổ ứng dụng (như PowerPoint hoặc trình duyệt web). Sau khi chọn màn hình mong muốn, nhấn "Share" để bắt đầu.

Bước 3: Điều chỉnh cài đặt khi chia sẻ

Khi đã chia sẻ màn hình, bạn có thể sử dụng các công cụ sau để điều chỉnh:

  • Mute/Unmute âm thanh: Bật hoặc tắt âm thanh

  • Start/Stop Video: Bật hoặc tắt chia sẻ video cá nhân trong quá trình trình chiếu

  • Security: Để thiết lập các quyền bảo mật, như cho phép hoặc hạn chế việc người tham gia khác chia sẻ màn hình

  • Participants: Thêm hoặc xóa người tham gia cuộc họp

  • New Share: Nếu muốn chuyển sang chia sẻ một màn hình khác, chọn "New Share" để tiếp tục chia sẻ nội dung mới mà không cần dừng hẳn

  • Whiteboard: Sử dụng bảng trắng để vẽ hoặc ghi chú các ý tưởng

  • More Options: Zoom cung cấp các tùy chọn mở rộng như ghi âm cuộc họp hoặc gửi tin nhắn

Bước 4: Kết thúc chia sẻ màn hình

Khi bạn đã hoàn tất việc chia sẻ, chọn "Stop Share" để dừng. Nếu muốn kết thúc hoàn toàn cuộc họp, bạn có thể nhấn "End Meeting".

Xem thêm: cách có filter trên zoom

Hướng dẫn chia sẻ màn hình điện thoại trên ứng dụng Zoom

Chia sẻ màn hình điện thoại trong một cuộc họp Zoom giúp người dùng trình bày tài liệu hoặc nội dung trực tiếp từ điện thoại của mình, tạo sự linh hoạt và tiện lợi cho người tham gia. Dưới đây là hướng dẫn cách share bạn nên tham khảo: 

Bước 1: Bắt đầu chia sẻ màn hình

  • Khi đã tham gia cuộc họp Zoom trên điện thoại, nhấn vào biểu tượng Chia sẻ.

  • Bạn sẽ thấy nhiều tùy chọn, hãy chọn Screen (Màn hình) để chia sẻ toàn bộ giao diện trên điện thoại của mình hoặc chọn từ Google Drive, máy ảnh và các thư mục khác.

Bước 2: Cài đặt khi chia sẻ màn hình

Khi màn hình điện thoại đã được chia sẻ, những người tham gia cuộc họp sẽ nhìn thấy mọi thao tác bạn thực hiện. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như:

  • Chia sẻ âm thanh: Tùy chọn bật/tắt âm thanh nếu cần chia sẻ cả âm thanh từ điện thoại.

  • Chú thích: Nhấn vào công cụ Annotate để thêm ghi chú, vẽ, gõ văn bản, hoặc đánh dấu nổi bật những phần quan trọng trên màn hình.

  • Dừng chia sẻ: Khi đã hoàn tất, nhấn "Stop Share" (Dừng chia sẻ) để tắt chia sẻ màn hình.

Bước 3: Kết thúc cuộc họp

Sau khi dừng chia sẻ, Zoom sẽ đưa bạn trở lại giao diện cuộc họp chính. Nếu muốn kết thúc cuộc họp hoàn toàn, nhấn vào "End Meeting" (Kết thúc cuộc trò chuyện).

Hướng dẫn cấp quyền chia sẻ màn hình trên Zoom

Bên cạnh cách chia sẻ màn hình trên Zoom, người dùng cũng có thể cấp quyền chia sẻ màn hình cho người tham gia. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết: 

Cách 1: Cấp quyền chia sẻ cho tất cả mọi người tham gia

  • Trong giao diện cuộc họp Zoom, nhấn vào biểu tượng Security.

  • Tích chọn vào ô Share Screen để cho phép tất cả mọi người tham gia chia sẻ màn hình.

Cách 2: Cài đặt quyền chia sẻ cụ thể

1. Nhấn vào nút “Share Screen” trong giao diện cuộc họp Zoom.

2. Chọn một trong các tùy chọn chia sẻ màn hình:

  • One participant can share at a time: Chỉ cho phép một người chia sẻ màn hình tại một thời điểm.

  • Multiple participants can share simultaneously: Cho phép nhiều người chia sẻ màn hình cùng lúc.

  • Advanced Sharing Options: Cung cấp thêm các tùy chọn nâng cao như giới hạn ai có quyền chia sẻ và sắp xếp thứ tự chia sẻ.

>>> Có thể bạn quan tâmGiải pháp và thiết bị hội nghị truyền hình chuyên nghiệp
 

Một số tính năng chia sẻ màn hình trên Zoom nâng cao

Một số tính năng chia sẻ màn hình trên Zoom nâng cao bạn nên biết

Zoom không chỉ hỗ trợ người dùng chia sẻ màn hình mà còn cung cấp nhiều tính năng nâng cao, giúp cải thiện trải nghiệm hội họp và làm việc nhóm. Dưới đây là một số tính năng nổi bật:

  • PowerPoint as Virtual Background: Tính năng này cho phép bạn sử dụng bản trình chiếu PowerPoint làm nền ảo. Điều này không chỉ giúp người tham gia tập trung vào nội dung mà còn tăng cường sự tương tác trong cuộc họp, nhờ vào hình ảnh sinh động từ bản trình chiếu.

  • Portion of Screen: Bạn có thể chia sẻ một phần cụ thể của màn hình bằng cách sử dụng tùy chọn này. Khi kích hoạt, phần màn hình bạn muốn chia sẻ sẽ được hiển thị bằng đường viền màu xanh lá cây. Điều này rất hữu ích khi bạn chỉ cần nhấn mạnh một khu vực cụ thể trên màn hình mà không muốn người khác nhìn thấy toàn bộ nội dung.

  • Computer Audio: Với tính năng này, người dùng có thể chia sẻ âm thanh từ máy tính mà không cần hiển thị màn hình. Điều này rất lý tưởng khi bạn cần phát video hoặc âm thanh từ các ứng dụng mà không làm gián đoạn phần trình bày của mình. 

  • Video: Tính năng này cho phép bạn chia sẻ nội dung video được lưu trữ cục bộ trong các cuộc họp. Bạn có thể phát video một cách mượt mà và dễ dàng, giúp tăng tính hấp dẫn cho buổi thuyết trình.

  • Content from the 2nd Camera: Bạn có thể sử dụng camera thứ hai được kết nối với máy tính để chia sẻ hình ảnh hoặc video từ nguồn khác. Điều này cực kỳ hữu ích khi bạn muốn trình bày nội dung từ nhiều góc độ khác nhau, như trong các cuộc họp giáo dục hoặc hội thảo.

Lời kết

Với những thông tin vừa rồi, mong rằng bạn đã nắm rõ được cách chia sẻ màn hình trên Zoom. Và nếu có nhu cầu nhận tư vấn về các dịch vụ họp trực tuyến doanh nghiệp hay hỗ trợ lắp đặt thiết bị hội nghị chuyên nghiệp, giá tốt thì hãy liên hệ ngay tới SAVITEL nhé!